Phát hiện mắc ung thư là cú sốc lớn về cả thể chất lẫn tinh thần. Không chỉ phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể, người bệnh còn dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng thường xuyên – đây chính là biểu hiện của rối loạn lo âu, một tình trạng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua trong quá trình điều trị ung thư.
Mục lục bài viết:
1. Rối loạn lo âu ở bệnh nhân ung thư là gì?
Rối loạn lo âu là trạng thái tâm lý lo lắng thái quá, kéo dài và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Với người mắc ung thư, cảm giác lo sợ thường xuất hiện sau khi nhận chẩn đoán bệnh, đặc biệt khi nghĩ đến:
- Kết quả xét nghiệm, quá trình điều trị phức tạp;
- Nỗi sợ tác dụng phụ từ hóa trị, xạ trị;
- Gánh nặng tài chính hoặc cảm giác mất kiểm soát cuộc sống;
- Nỗi lo bệnh tái phát, di căn hoặc cái chết.
Nếu người bệnh từng có tiền sử lo âu, trầm cảm hoặc thiếu sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè… thì nguy cơ rối loạn lo âu càng cao hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu
Tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư thường biểu hiện ở hai mức độ: cấp tính và mạn tính.
- Rối loạn lo âu cấp tính:
- Cảm giác lo sợ tột độ, tim đập nhanh, thở gấp, đau ngực, chóng mặt;
- Đổ mồ hôi, run rẩy, cảm giác sắp ngất xỉu;
- Có thể đi kèm với cơn hoảng loạn đột ngột, cần xử trí kịp thời.
- Rối loạn lo âu mạn tính:
- Lo âu kéo dài không rõ nguyên nhân;
- Khó tập trung, mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi kéo dài;
- Dễ cáu gắt, căng cơ, rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng lo âu không được kiểm soát có thể khiến bệnh nhân mất động lực điều trị, giảm hiệu quả can thiệp y tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
3. Giải pháp điều trị rối loạn lo âu ở người bệnh ung thư
Điều trị rối loạn lo âu là phần quan trọng trong chăm sóc toàn diện bệnh nhân ung thư. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp:
- Kỹ thuật thư giãn: Như hít thở sâu, thiền, yoga, nghe nhạc, tập tưởng tượng tích cực… giúp điều hòa cảm xúc, xoa dịu tâm trí.
- Liệu pháp tâm lý: Bệnh nhân được tư vấn, hỗ trợ thay đổi suy nghĩ tiêu cực, cải thiện sự thích nghi với bệnh tật.
- Dùng thuốc hỗ trợ: Trường hợp lo âu mức trung bình trở lên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống lo âu hoặc chống trầm cảm. Điều trị bằng thuốc thường kéo dài vài tuần, cần phối hợp chặt chẽ với tâm lý trị liệu để đạt hiệu quả tối ưu.
- Hỗ trợ từ người thân: Chia sẻ, trò chuyện, lắng nghe không phán xét – là liều thuốc tinh thần vô cùng quan trọng với người bệnh.
4. Làm gì để phòng ngừa hoặc kiểm soát lo âu?
Để giảm thiểu nguy cơ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu, bệnh nhân và người thân nên:
- Khuyến khích người bệnh nói ra cảm xúc, không dồn nén lo sợ;
- Giải thích rằng cảm giác lo âu là phản ứng bình thường khi đối diện bệnh tật;
- Động viên người bệnh tìm đến chuyên gia tâm lý khi cần thiết;
- Tạo môi trường sống tích cực, đầy yêu thương và hỗ trợ thực tế;
- Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và vận động nhẹ nhàng.
Gợi ý thêm giải pháp hỗ trợ từ y học cổ truyền
Bên cạnh các phương pháp điều trị tâm lý và y học hiện đại, nhiều người bệnh ung thư hiện nay có xu hướng kết hợp sử dụng các bài thuốc Nam nhằm hỗ trợ cải thiện thể trạng, tăng cường sức đề kháng và ổn định tinh thần.
Một số bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, nếu được sử dụng đúng cách và phù hợp thể trạng, có thể giúp ăn ngủ tốt hơn, giảm căng thẳng lo âu, nâng cao chất lượng sống trong quá trình điều trị. Đây là phương pháp đang được nhiều người tin tưởng vì tính an toàn, lành tính và có thể phối hợp song song cùng phác đồ điều trị của bác sĩ. Trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền hoặc bác sĩ để đảm bảo phù hợp và an toàn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN