Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì để phục hồi nhanh?

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp là một bước điều trị quan trọng, nhưng cũng khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết, dễ suy nhược. Trong giai đoạn hậu phẫu, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ phục hồi, tái tạo mô và tăng cường sức đề kháng.

Vậy người bệnh sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì, cần kiêng gì và có lưu ý nào đặc biệt trong chế độ ăn uống hàng ngày?

1. Vai trò của dinh dưỡng sau phẫu thuật tuyến giáp

Sau khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, cơ thể người bệnh dễ gặp rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, mất cân bằng hormone. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp:

  • Tăng đề kháng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Hỗ trợ làm lành mô tổn thương, cung cấp các vi chất cần thiết cho quá trình tái tạo tế bào.
  • Ổn định hormone tuyến giáp, đặc biệt với người chưa điều trị bằng iốt phóng xạ.

2. Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

2.1. Thực phẩm giàu protein

Protein giúp phục hồi mô, tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên ưu tiên:

  • Thịt nạc, trứng luộc, cá hấp
  • Đậu phụ, sữa ít béo
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó

Chế biến dạng hấp, luộc hoặc hầm mềm để dễ tiêu hóa.

2.2. Rau xanh và trái cây tươi

Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều vitamin C, A, E và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, nâng cao sức khỏe:

  • Rau ngót, cải bó xôi, bí đỏ
  • Trái cây như cam, táo, bơ, việt quất, ổi…

Hạn chế dùng quá nhiều muối hoặc đường khi chế biến.

2.3. Thực phẩm chứa selen

Selen có tác dụng hỗ trợ điều hòa hoạt động của tuyến giáp và chống viêm. Nguồn selen tự nhiên gồm: hạt hướng dương, cá ngừ, nấm, trứng gà, hạt điều…
Lưu ý: Không nên bổ sung selen quá 200mcg mỗi ngày.

2.4. Thực phẩm giàu kẽm và sắt

Kẽm và sắt cần thiết cho hệ miễn dịch và quá trình sản sinh hormone:

  • Đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, hạt bí, gan động vật
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, hàu
  • Kết hợp với trái cây giàu vitamin C (cam, ổi, ớt chuông) để tăng hấp thu sắt

2.5. Uống đủ nước

Cung cấp đủ nước (1.5 – 2 lít/ngày) giúp thanh lọc cơ thể, nhất là sau điều trị bằng iốt phóng xạ. Có thể dùng nước lọc, nước dừa, nước ép rau củ không đường.

nước

3. Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nên kiêng gì?

3.1. Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Thịt mỡ, bơ động vật, món chiên xào… có thể làm rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng nội tiết. Nên tránh hoàn toàn hoặc chỉ dùng rất hạn chế.

3.2. Thực phẩm chứa nhiều iốt

Nếu bệnh nhân chuẩn bị điều trị iốt phóng xạ, cần tránh thực phẩm giàu iốt như rong biển, muối iốt, cá biển… trong vòng 2–3 tuần trước điều trị.

3.3. Thực phẩm chế biến sẵn

Mì gói, xúc xích, đồ hộp, thực phẩm công nghiệp chứa nhiều natri và chất bảo quản, có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi iốt và gây viêm.

3.4. Rau họ cải sống

Súp lơ, cải xoăn, cải bắp… chứa goitrogen – chất có thể cản trở hấp thu iốt nếu ăn sống. Vì vậy, chỉ nên ăn rau họ cải đã nấu chín và ăn ở mức độ vừa phải (2–3 lần/tuần).

3.5. Đồ uống chứa caffeine và cồn

Cà phê, rượu bia, nước tăng lực… dễ gây mất ngủ, làm rối loạn hấp thu hormone và giảm hiệu quả thuốc. Nên kiêng tuyệt đối ít nhất trong 1–3 tháng đầu sau phẫu thuật.

 

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh có thể tham khảo thêm các giải pháp hỗ trợ từ Đông y để tăng cường thể trạng. Một trong số đó là thuốc Nam hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến ung thư tuyến giáp – bài thuốc được phát triển từ kinh nghiệm hơn 40 năm của nhà thuốc dân tộc Dao Họ Lý, được đánh giá là phù hợp với người bệnh sau phẫu thuật hoặc đang điều trị lâu dài.

Bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ làm teo và giảm kích thước khối u, ổn định thể trạng, nâng cao miễn dịch và giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Toàn bộ thảo dược đều là thuốc gia truyền sạch, trồng và thu hái thủ công tại Ba Vì, không pha trộn tân dược.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

🔰Hotline: 0358 828 604 – 0943.227.581
error: