Đối tượng nào nên tầm soát ung thư?

Số người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam đang tăng nhanh chóng. Chính vì thế, để bảo vệ sức khỏe mình và có phương pháp điều trị ung thư kịp thời, bạn nên tầm soát ung thư định kỳ mỗi năm. Vậy những đối tượng nào nên tầm soát ung thư?

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư (sàng lọc ung thư) là phương pháp thăm khám để phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể. Thông qua các bước kiểm tra, xét nghiệm, quá trình tầm soát ung thư sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện và cảnh báo tế bào ung thư ngay cả từ khi tế bào chưa chuyển thành ác tính.

Qua đó, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị kịp thời, hợp lý. Đặc biệt là với căn bệnh ung thư, phát hiện bệnh sớm sẽ cho khả năng điều trị khỏi cao hơn.

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao vì đa số các ca bệnh khi điều trị ung thư đã tiến triển tới giai đoạn cuối.

Hoạt động tầm soát ung thư định kỳ không chỉ giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh mà còn phát hiện được cả những tổn thương tiền ung thư, có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện ra dấu hiệu ung thư ngay cả khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng biểu hiện bệnh rõ ràng nào.

tầm soát ung thư

Đối tượng nên tầm soát ung thư?

Ung thư là căn bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, vận động thiếu lành mạnh và tiếp xúc với nhiều tác nhân nguy hại khiến tỷ lệ mắc ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Vì thế bất kỳ ai cũng cần tiến hành tầm soát ung thư mỗi năm.

Những đối tượng sau được khuyến cáo nên tầm soát ung thư định kỳ:

– Những người hút nhiều thuốc lá: Nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư phổi chủ yếu là do việc hút thuốc, 90% người bệnh đều có sử dụng thuốc lá. Ngoài ra, thuốc lá còn là tác nhân gây tăng nguy cơ các bệnh ung thư gan, dạ dày, thực quản, miệng, vòm hầu, .

– Những người mắc bệnh mạn tính về phổi, dạ dày, gan…: Người bị viêm gan, viêm phổi, viêm dạ dày mạn tính và bệnh tái phát nhiều lần không khỏi thường dễ bị ung thư gan, ung thư phổi hoặc ung thư dạ dày.

– Những người có người thân bị ung thư: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư, nhất là quan hệ cận huyết.

– Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, chế độ sinh hoạt rối loạn, ít vận động, thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi.

đối tượng tầm soát ung thư

Quy trình thăm khám ra sao?

Tùy từng biểu hiện của cơ thể, từng bộ phận mà việc khám tầm soát ung thư sẽ có sự khác biệt.

Bước 1: Khám lâm sàng

Đây là việc làm cơ bản để tầm soát ung thư. Giống với kiểm tra sức khỏe thông thường, trong bước khám lâm sàng, người bệnh sẽ được kiểm tra tổng quát, hỏi thăm và nhận định sức khỏe. Bạn bị đau ở đâu? Cơ thể có những biểu hiện lạ gì? Đây sẽ là các căn cứ để sắp xếp các loại xét nghiệm phù hợp nhất.

Bước 2: Thực hiện một số xét nghiệm cơ bản

Sau khi đã khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được sắp xếp làm một số kiểm tra, xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa,…

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài xét nghiệm máu, các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh để thăm dò khác như siêu âm, chụp XQ, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ… cũng được thực hiện.

Xem thêm: Thuốc nam hỗ trợ điều trị ung thư


LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Hotline sản phẩm: 0375.683.604

Fanpage: Thảo mộc ngâm mông Mẩy Kiều

Youtube: Hợp tác xã Thuốc nam họ Lý Ba Vì

error: