Mục lục bài viết:
Bệnh u máu là gì?
Bệnh u máu là khối u với biểu hiện là những vết bớt màu đỏ có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể như mặt, đầu, cổ, chân tay, hầu họng, khí phế quản… Đây là loại bệnh đa phẩn được chẩn đoán là khối u lành tính.
Khối u máu hình thành do quá trình tăng sinh máu mất kiểm soát. Tuỳ thuốc vào kích thước và vị trí khối u mà người bệnh có thể gặp phải nguy cơ nứt u, lở loét hoặc chảy máu khác nhau. U máu là căn bệnh thường gặp nhưng ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
U máu thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện từ khi trẻ mới sinh ra và có thể thoái triẻn dần cả về hình thái và kích thước qua nhiều năm. Đa số khối u biến mất khi trẻ được 5 – 10 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh u máu
Bệnh u máu xảy ra khi nhiều mạch máu tập trung tại một khu vực nhất định và đan xen với nhau tạo thành các khối u. Nguyên nhân cụ thể của hiện tượng nay chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên dựa vào những đặc điểm chung của bệnh nhân đã từng bị u máu, các bác sĩ đã chỉ ra nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh u máu.
– Mẹ bầu bị tăng huyết áp khi mang thai
– Mẹ bầu bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai
– Mẹ bầu mang đa thai hoặc mang thai khi đã ngoài 40 tuổi
– Trẻ bị sinh non, nhẹ cân, da trắng…
– Yếu tố di truyền: Bố hoặc mẹ từng bị u máu đã thoái triển nhưng em bé sinh ra lại bị tiến triển u máu nặng hơn.
– Người bệnh bị rối loạn hormone, rối loạn miễn dịch.
– Chịu tác động của các loại hóa chất độc hại tới mẹ bầu hoặc trẻ sơ sinh.
– Trẻ sinh bẩm sinh có bất thường về mạch máu.
Triệu chứng của bệnh u máu
Các khối máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như trên bề mặt da tại các vùng như đầu, mặt, lưng hay ngực. Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp hơn chịu ảnh hưởng các cơ quan nội tạng (gan, dạ dày,…) hoặc cơ quan hô hấp, não bộ. Hầu hết trẻ em bị u máu đều chỉ xuất hiện 1 khối u. Trường hợp trẻ xuất hiện nhiều hơn 1 khối u được gọi là u máu đa ổ. Nếu người bệnh có khối u máu trên 5 vị trí sẽ có nguy cơ xuất hiện u máu nội tạng.
– Dấu hiệu nhận biết của khối u máu trên da: Ban đầu vết bớt màu đỏ sẽ xuất hiện, u phát triển thành bướu xốp và có màu đỏ tươi nhô lên hẳn khỏi bề mặt da.
– Trong trường hợp khối u bị hở do có kích thước lớn hoặc vị trí đặc biệt dễ tổn thương thì người bệnh có nguy cơ chảy máu hay lở loét khá cao.
– Tùy thuộc vào vị trí khối u mà những triệu chứng bệnh khác có thể xuất hiện. Ví dụ như u máu ở gan hoặc ống tiêu hóa thì người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, cảm giác bị đầy bụng…
Hầu hết trẻ em có u máu đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trẻ em bị u máu tại những vị trí đặc biệt hoặc khối u quá lớn sẽ chịu ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, hay thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Một số biến chứng nguy hiểm mà u máu gây ra:
– Người bệnh bị lác, lão thị hay sụp mí mắt… nếu khối u hình thành tại vùng mí mắt hoặc hốc mắt.
– Khối u máu có thể hình thành từ rất sớm và phát triển quá lớn ở tuyến mang tai gây biến dạng khuôn mặt (mặc dù không ảnh hưởng đến các dây thần kinh mặt).
– U máu xuất hiện ở vùng hàm răng nếu không được chẩn đoán và điều trị triệt để thì khả năng cao sẽ bị chảy máu niêm mạc, xung quanh răng bị sưng tấy và đau. Việc xử lý sẽ rất khó khăn bởi nếu nhổ chiếc răng đó sẽ khiến máu chảy dữ dội, có nguy cơ dẫn tới tử vong.
– Trẻ sơ sinh nếu bị u máu tại vị trí dưới sụn nắp thanh quản thì sẽ gặp các triệu chứng như nổi u máu trên da, thở khò khè, khó thở,…
Cách điều trị u máu
Mặc dù thông thường u máu có thể tự biến mất mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp biến chứng, người bệnh cần được điều trị bằng một trong những phương pháp sau.
Liệu pháp tia laser: tia laser giúp giảm đỏ, giảm đau cho người bệnh đang bị tổn thương viêm loét hoặc giảm kích thước khối u và đẩy nhanh quá trình lành vết thương sau khi u máu thoái triển.
Phẫu thuật loại bỏ khối u: những khối u nằm ở các vị trí đặc biệt như ở nội tạng thường là u máu dạng lồi. Phẫu thuật giúp loại bỏ khối u, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho khối u hoặc phẫu thuật cắt bỏ các cơ quan bị ảnh hưởng.
Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định phương pháp sử dụng steroid đường uống, phương pháp nút mạch hoặc tiêm xơ điều trị u máu và kết hợp các phương pháp với nhau.
XEM THÊM: U nhú thực quản có gây ung thư không?
LIÊN HỆ VỚI PHÒNG KHÁM
Địa chỉ: Thôn Yên Sơn – xã Ba Vì – huyện Ba Vì – TP. Hà Nội
Hotline: 0358.828.604 – 0943.227.581
Facebook: Đông y gia truyền họ Lý Ba Vì
Youtube: Hợp tác xã Thuốc nam họ Lý Ba Vì
Shopee: LÝ SINH PHÚC CHÍNH HÃNG
BÀI VIẾT LIÊN QUAN